banerbanerbanerbanerbaner

Bản tin Khoa

(Cập nhật ngày: 13/3/2024)

Nhiệm vụ quan trọng nhất đi đôi với nhiệm vụ giảng dạy (dạy và học) trong mỗi ngành học ở bậc đại học là nhiệm vụ nghiêm cứu khoa học. Hội đồng khoa học khoa Ngoại ngữ, ĐHDL Phương Đông đã xác định, hàng năm công tác nghiên cứu khoa học đối với mỗi giảng viên, mỗi ngành ngôn ngữ Anh, Trung Quốc và Nhật trong Khoa gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
      - Hướng dẫn cho sinh viên trong ngành thực hiện các đề tài khoa học cấp khoa, cấp trường ĐHDL Phương Đông và ở cấp cao hơn;
     - Bản thân giảng viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học  cấp khoa, cấp trường ĐHDL Phương Đông và ở cấp cao hơn;
      - Viết bài báo khoa học cho Tập san hàng năm của khoa Ngoại ngữ; cho các Tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ trong và ngoài nước;
      - Tổ chức sinh hoạt khoa học (seminar) trong ngành phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

         Theo tinh thần đó, ngay từ tháng 1 năm 2024, ngành ngôn ngữ Nhật đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ của năm học 2023 – 2024 với mục đích các kiến thức khoa học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tham dự buổi sinh hoạt khoa học có  TS. Hồ Hoàng Hoa, giảng viên bán cơ hữu của khoa Ngoại ngữ và là chuyên gia ngôn ngữ Nhật, người có kiến thức chuyên sâu về văn hóa - xã hội Nhật Bản cùng tập thể giảng viên ngành ngôn ngữ Nhật.


Tập thể giảng viên ngành Ngôn ngữ Nhật tham dự sinh hoạt khoa học

Bài báo cáo thứ hai của Th.S. Lại Hồng Hà với nội dung “Chia sẻ kinh nghiệm biên soạn tài liệu môn Văn học Nhật Bản” đã nêu ra thực trạng môn văn học Nhật Bản được giảng dạy trong các kì trước. Từ đó đề xuất cách biên soạn tài liệu để phù hợp với trình độ sinh viên. Với mục tiêu giúp cho sinh viên nắm được một cách cơ bản các mốc lịch sử văn học Nhật Bản; nắm được các yếu tố lichij sử, xã hội ảnh hưởng cũng như đặc trưng văn học qua các thời kì cũng như việc sinh viên nắm được các tác giả, tác phẩm tiêu biểu từng giai đoạn của lịch sử văn học Nhật Bản, báo cáo viên đã sắp xếp, bổ sung lại nội dung giảng dạy văn học Nhật Bản thành 2 phần chính gồm:

-  Phần 1: Lịch sử văn học Nhật Bản với 5 thời kì là cổ đại, trung cổ, trung đại, cận đạicận hiện đại.

-  Phần 2: Trích dẫn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu ứng với mỗi giai đoạn, tập trung vào đọc hiểu, phân tích nội dung, đánh giá vai trò, đóng góp của tác giả, tác phẩm trong dòng văn học Nhật Bản nói chung.

 
Báo cáo viên Th.S. Lại hồng Hà trình bày

Ở phần báo cáo này, sau khi xin ý kiến về nội dung giảng dạy cũng như các cách thức lựa chọn các tác phẩm để đưa vào giảng dạy, các giảng viên trong ngành ngôn ngữ Nhật Bản đã cùng nhau đưa ra nhiều ý kiến thảo luận. Về nội dung giảng dạy văn học Nhật Bản, các giảng viên tham dự sinh hoạt khoa học cho rằng nên đưa thêm một số tác phẩm thuộc dòng văn học cận hiện đại vào giảng dạy, ví dụ: các tác phẩm văn học vô sản hay các tác phẩm trinh thám, văn học lãng mạn,…Với những nội dung đó giúp cho sinh viên tiếp cận nhiều hơn với hiện thực cuộc sống trong đời sống hiện tại của xã hội Nhật Bản.

 Buổi sinh hoạt khoa học đã thực sự thu hút được sự quan tâm của đội ngũ giáo viên trong ngành ngôn ngữ Nhật Bản. Đây là một trong những hoạt động hữu ích giúp các giáo viên có dịp cùng nhau chia sẻ học hỏi kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo trong ĐHDL Phương Đông.

Trong thời gian tới, hi vọng sẽ còn có nhiều buổi sinh hoạt khoa học như vậy với các diễn giả trong và ngoài ngành ngôn ngữ Nhật Bản; đề cập đến nhiều nội dung lý thú, bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.





TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA NGOẠI NGỮ
Địa chỉ: 171, Phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0437849743
Quản lý website khoa Ngoại ngữ: Vũ Văn Trung, ĐT 0912573795, email: vuvantrung@gmail.com
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 6
Số người đã truy cập: 2418323