banerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbaner

Quản lý học tập

(Cập nhật ngày: 3/12/2015)

Góc nhìn từ khoa Ngoại ngữ về công tác tuyển sinh đại học của trường ĐHDL Phương Đông và một số giải pháp

Vũ Văn Trung 

I) Một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nhận định.

Theo một số chuyên gia, việc một số trường khó khăn trong tuyển sinh là xu thế cần thiết trong phát triển giáo dục ĐH. Kết quả tuyển sinh cũng phản ánh rõ đánh giá của xã hội đối với uy tín của từng trường; bước đầu tạo ra sự phân tầng chất lượng các trường ĐH, CĐ, không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Nếu thí sinh xác định được trường phù hợp với điểm thi của mình sẽ không còn tình trạng thí sinh điểm cao bị trượt, thí sinh điểm thấp hơn đỗ ĐH, CĐ như những năm trước đây. PGS, TS Nguyễn Văn Nhã (Trường ĐH Nguyễn Trãi) cho rằng: Đến năm 2020, có thể có hàng loạt trường ĐH, CĐ bị “phá sản”. Đấy là con đường tất yếu do những bất hợp lý từ cơ chế, chính sách, mức học phí, uy tín của trường, chất lượng đội ngũ. Dù không phải tiêu chí duy nhất nhưng mức chất lượng đầu vào đã thể hiện sự tồn tại như thế nào của các trường. Như vậy, trong cuộc cạnh tranh bình đẳng, khách quan, nếu các trường không có giải pháp thật sự hữu hiệu, đáp ứng được yêu cầu xã hội thì sẽ không thể tồn tại. Trong khi đó, PGS, TS Lê Hữu Lập (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông) nhìn nhận: Thực tế hiện nay đào tạo ra nhiều nhưng thất nghiệp cũng không ít do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chất lượng đào tạo quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Vì vậy, nhiều phụ huynh, thí sinh không còn tâm lý “cứ đi học rồi ra trường tính sau” nữa mà đã có tính toán xem nên học trường nào để bảo đảm khi ra trường dễ tìm kiếm việc làm. Cho nên, trường ĐH, CĐ nào không bảo đảm chất lượng đào tạo sẽ không thu hút được thí sinh. Với cách làm như một số trường hiện nay chắc chắn sẽ không thể nâng cao chất lượng được. Trong tuyển sinh năm 2015, quy chế đã “mở” hết mức khi thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT cũng có thể đỗ ĐH nhưng nhiều trường vẫn không thể tuyển sinh. Như vậy, đây là xu thế hợp lý trong phát triển giáo dục ĐH, cần “đào thải” những trường chất lượng kém.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, chắc chắn sẽ có xu hướng “đào thải”, sáp nhập trong giáo dục ĐH. Muốn nhanh thì cơ quan quản lý nhà nước cần can thiệp để “cơ cấu” lại cho hợp lý, bảo đảm chất lượng. Nếu không thì trong quá trình hoạt động, các trường sẽ tự “đào thải” ra khỏi hệ thống. Mặt khác, kết quả tuyển sinh năm nay cũng cho thấy, việc các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh cũng cần được xem xét kỹ càng. Nếu không, các trường xác định chỉ tiêu quá cao, trong khi thực tế lại không tuyển sinh được.

Trích dẫn: Liệu có sự “đào thải” trường yếu sau tuyển sinh ? (Báo Nhân dân điện tử, số ra 30/9/2015).

Từ những nhận định trên của các chuyên gia trong ngành giáo dục, tác giả muốn đề cập đến hiện trạng công tác tuyển sinh tại trường Đại học DL Phương Đông năm 2015, những vấn đề còn tồn tại và một số giải pháp trong công tác tuyển sinh, nhằm tăng cương công tác tuyển sinh ngày càng hiệu quả hơn.

II) Góc nhìn từ khoa Ngoại ngữ về công tác tuyển sinh đại học của trường ĐHDL Phương Đông năm 2015.

1) Công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh:

Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Nhà trường được tuân thủ quy trình xác định chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn khá chặt chẽ mà Bộ GD – ĐT đã quy định và được Bộ xem xét duyệt chỉ tiêu chung cho Nhà trường. Tuy nhiên việc xác định chỉ tiêu cho từng ngành trong trường cũng chỉ dựa vào các đơn vị đăng ký và được thông qua Hội đồng tuyển sinh duyệt thống nhất chỉ tiêu, về cơ bản là theo số lượng sinh viên nhập học năm trước và hợp lý hóa phân bổ chỉ tiêu cho các khoa trong trường. Trên thực tế khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và số thí sinh trúng tuyển nhập học, thì việc chỉ tiêu cho từng ngành trong trường không còn được như đã phân bổ. Do không thể tuyển đủ chỉ tiêu nên sinh viên đăng ký vào ngành nào Nhà trường cũng tuyển, nhằm đạt số lượng cao nhất cho chỉ tiêu chung toàn trường.

Như vậy: Để hợp lý hóa việc xin xét cấp chỉ tiêu tuyển sinh của Nhà trường và phân bổ cho từng ngành mà chúng ta phải lên số liệu (dự kiến) và sau khi thí sinh nhập học thì số liệu phân bổ cho từng ngành không còn như dự kiến. Tuy nhiên Nhà trường đã có những điều chỉnh kịp thời về chỉ tiêu vào các ngành xét tuyển (định hướng theo nhu cầu đăng ký của thí sinh). Đây là tính năng động trong điều hành tuyển sinh, cần lưu ý nên lập biên bản thay đổi cơ cấu tuyển sinh theo từng đợt và lưu trữ biên bản việc thay đổi cơ cấu chỉ tiêu cho từng ngành để đảm bảo tính minh bạch cho việc kiểm định sau này.

2- Trong công tác tổ chức nhân lực cho đào tạo:

Cần thiết Nhà trường phải có các quyết định nhanh chóng về tổ chức tuyển dụng giảng viên cho các ngành có thí sinh nhập học gia tăng, dự báo tăng các năm sau so với dự kiến và cơ cấu lại đội ngũ giảng viên các ngành có xu hướng giảm sút lượng sinh viên, để công tác đào tạo được thuận lợi.

Bảng 2.1. Số liệu sinh viên nhập học qua các năm 2013, 2014 và năm 2015 của khoa Ngoại ngữ:

Năm

Ngành nhập học

Số lượng SV

(nhập học)

Số lượng GV (đạt chuẩn)

Ghi chú

2013

Ngôn ngữ Nhật

170

5+ 2 CG

2014

224

7 + 2 CG

2015

265/341

9 + 3CG

Thi QG 115;

học bạ 150

2013

Ngôn ngữ Anh

109

15

2014

89

15

2015

152/275

15

Thi QG 57;

học bạ 95

2013

Ngôn ngữ Trung Quốc

35

9

2014

24

9

2015

54/115

9

Thi QG 15;

học bạ 39

2.2. Căn cứ số liệu bảng trên:

- Ngành Ngôn ngữ Nhật số lượng sinh viên tăng mạnh theo từng năm và

dự báo trong những năm tới nhu cầu thí sinh vẫn tăng ổn định. Nhà trường cần phải tăng cường đội ngũ giảng viên và chính sách tuyển sinh không hạn chế nguyện vọng như đợt 3 năm 2015, đầu tư phòng học đa phương tiện multimedia (cho cả ba ngành).

- Ngành Ngôn ngữ Anh số lượng sinh viên ổn định lượng thí sinh giảm nhẹ năm 2013 đến 2014 và tăng khá cao năm 2015, dự báo các năm tới lượng thí sinh sẽ còn tăng do điều kiện hòa nhập kinh tế đất nước với các thị trường thế giớ. Tuy nhiên chất lượng đào tạo phải được cải thiện hơn, đặc biệt đào tạo định hướng thị trường lao động và tăng cường đầu tư trang thiết bị học tập, do đó sẽ góp phần cải thiện công tác tuyển sinh và hi vọng sẽ đạt được kết quả cao.

- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có giảm mạnh năm 2013 đến 2014, do các điều kiện khách quan như tình hình Biển Đông, quan hệ ngoại giao Việt – Trung và những năm vừa qua các trường đại học Trung Quốc tăng cường chiến lược tuyển lưu học sinh, cấp học bổng qua nhiều kênh, giảm học phí, quảng bà hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục nhập học (đây là yếu tố thách thức cạnh tranh xuyên quốc gia đối với các trường đại học có ngành đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc), mạc dù vậy số sinh viên nhập học đã tăng nhẹ năm 2015, phần lớn do thay đổi hình thức xét tuyển ĐH. Cần phải tăng cường công tác marketing, quảng bá tuyển sinh, đổi mới chương trình đào tạo, tìm ra hướng đi trong đào tạo có sự khác biệt và hiệu quả để tăng tính cạnh tranh, mặt khác tăng cường hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa với các trường đại học Trung Quốc, Đài Loan, dự bào nếu làm tốt công tác này thì lượng thí sinh đăng ký nhập học năm tới sẽ tăng ổn định. Một yếu tố mà không thể không quan tâm đó là có thể năm 2016, bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập Học viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội, như vậy lượng thí sinh vào trường sẽ có thể giảm đi bởi sự thu hút của Học viện này.

Nhận xét chung: Số lượng tuyển sinh tăng đột biến là ngành Ngôn ngữ Nhật, ổn định và tăng nhẹ ngành Ngôn ngữ Anh, có xu hướng tích cực ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; như vậy đối với nhóm ngành ngôn ngữ xét về nhu cầu của người học vào thời điểm hiện nay là tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển. lượng thí sinh nhập học diện thi PT Quốc gia chỉ bằng 1/2 so với diện xét học bạ, đây là cảnh báo đối với nhà trường về nhiều mặt, trong đó chắc chắn có công tác truyền thông, quảng bá và chất lượng đào tạo.

3- Công tác chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh và tuyên truyền quảng bá:

Năm 2014 công tác chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2015 triển khai chậm, đặc biệt là công tác marketing còn lúng túng, việc phân công đơn vị phụ trách tư vấn chậm trễ cho đến tháng 2/2015 mới triển khai công tác quảng bá tuyển sinh. Lên dự toán chi cho công tác quảng bà còn hạn chế về tài chính, tư vấn tuyển sinh cũng chưa nhất quán, các đơn vị đào tạo (các khoa) trong trường cũng chưa xác định được việc tư vấn tuyển sinh là nhiệm vụ cấp bách, chỉ đạo của Nhà trường cho cấp khoa phải làm gì, được khuyến khích làm như thế nào là chưa thống nhất, do đó các khoa coi việc tư vấn tuyển sinh là việc của phòng, ban Nhà trường. Việc chi phí tài chính cho quảng bá tuyển sinh nếu ở cấp khoa đề xuất phương án hoặc có tổ chức quảng bá tuyển sinh thì kinh phí khoa phải tự hoạch toán mặt khác cũng khó khăn trong việc ứng khoản chi và sẽ bị khấu trừ vào chi thường xuyên của khoa, đây là vấn đề mà các khoa sẽ không mấy mặn mà làm công tác tuyên truyền, quảng bá tuyển sinh. Như vậy đòi hỏi Nhà trường phải có chính sách rõ ràng về công tác marketing tuyển sinh, đầu tư đúng mức để phát huy sáng kiến và hành động hiệu quả từ các đơn vị đào tạo.

4 - Một số giải pháp cho công tác tư vấn tuyển sinh:

- Cần có bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược quảng bá và làm công tác marketing, tư vấn tuyển sinh xuyên suốt quá trình, chứ không nên chỉ tổ chức theo mùa vụ. Có thể thành lập “ Trung tâm tư vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm cho sinh viên”.

- Cần phải có chính sách nhất quán và thuận lợi cho cộng tác viên tuyển sinh kể cả đối với cán bộ, giảng viên Nhà trường tham gia cho công tác tuyển sinh, có chế độ rõ ràng và đơn giản hóa điều kiện (chấp nhận việc cá nhân, không cần phải qua một đơn vị nào bảo lãnh việc giới thiệu thí sinh), khuyến khích họ giới thiệu thí sinh, Nhà trường có cán bộ thống kê, kiểm soát chính xác tránh gian lận và chi trả chế độ minh bạch rõ ràng.

- Bố trí kế hoạch giảng dạy phải phù hợp với tình hình tuyển sinh đầu kỳ cho sinh viên, nhất là những sinh viên vào các đợt tuyển sinh sau, cần thiết phải mở một số lớp bồi dưỡng kiến thức cho sinh viên nhập học muộn, không theo kịp chương trình đang học trên lớp, các lớp học bổ trợ kiến thức (nhất là nhóm ngành ngôn ngữ), các lớp này cần được hỗ trợ kinh phí hoặc thu mức tối thiểu và đây cũng chính là hình thức marketing hướng đến sinh viên, hoặc có thể dùng kinh phí của các đơn vị tài trợ đầu năm học để mở các lớp hỗ trợ kiến thức miễn phí cho sinh viên trong khoảng thời gian đầu khóa học.

The end



Tin cũ hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA NGOẠI NGỮ
Địa chỉ: 171, Phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0437849743
Quản lý website khoa Ngoại ngữ: Vũ Văn Trung, ĐT 0912573795, email: vuvantrung@gmail.com
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 1
Số người đã truy cập: 2084999