banerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbanerbaner

Nghiên cứu khoa học

(Cập nhật ngày: 24/8/2016)

ỨNG DỤNG MARKETING 7 P TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Vũ Văn Trung, Trợ lý khoa Ngoại ngữ

Phần I: Ứng dụng chiến lược marketing trong tuyển sinh:

Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực Marketing sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này.

Một khi chúng ta đã xây dựng xong chiến lược Marketing, công thức 7P nên được sử dụng để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động tuyển sinh và đào tạo trong nhà trường. 7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (hỗ trợ chi phí), Place (Địa điểm), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người). Trong khuôn khổ bài viết hội thảo, có hạn về độ dài và thời gian nghiên cứu, tác giả chỉ xin nêu lên ý tưởng và giải pháp ứng dụng chiến lược marketing 5 P trong xây dựng chiến lược marketing tuyển sinh và chiến lược phát triển tại trường Đại học Phương Đông.

Trong bối cảnh các các trường đại học đang cạnh trang gay gắt, thị trường, khách hàng (thí sinh) và nhu cầu ngành nghề sau đào tạo thay đổi nhanh chóng và ngày càng khắt khe về chất lượng, trình độ người lao động, chúng ta sẽ phải không ngừng quan tâm tới 5 chữ P này để chắc chắn rằng chúng ta vẫn đi đúng con đường và đạt được những kết quả tốt nhất để có thể cho nhà trường đứng vững trên thị trường.

1) Product – Sản phẩm

Để bắt đầu, chúng ta hãy tạo dựng quy trình quảng bá  vào các sản phẩm của mình mà sản phẩm của Nhà trường là chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng sinh viên ra trường (phải được mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ, trung thực, khách quan, số liệu khá chính xác). Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: sinh viên ra trường có đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao ngoài xã hội hay không, sản phẩm hay dịch vụ hiện tại (chương trình đào tạo) có tương thích và phù hợp với nhu cầu lao động ngoài xã hội  hay không và với các khách hàng (sinh viên) ngày nay họ nên lựa chọn như thế nào? Đó phải là những thông điệp trong quảng bà tuyển sinh để ngay từ đầu người học (khách hàng) có thể chọn lựa nhu cầu của họ và gợi mở cho thí sinh hình thành nhu cầu theo học, từ đó họ sẽ lựa chọn và đăng ký ngành, nghề đào tạo phù hợp với khả năng và chí hướng của họ.

Những thông tin ban đầu đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng (thí sinh) của mình?” là rất quan trọng.

Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của Nhà trường có vượt trội ở một vài phương diện nào đó? nếu có, đó là cái gì? Còn nếu không, chúng ta có thể xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội như thế?

       Giải pháp: Cần phải có các bài SEO quảng bá hiệu quả trên các diễn đàn

mạng internet, website, mạng xã hội…tuyển sinh để đưa các thông tin mô tả Product – Sản phẩm để thu hút traffic (lượng truy cập thông tin), đặt các đường linh đến trang tuyển sinh

2) Prices – Giá

Chữ P thứ hai đó là Price – Giá.

Hãy mạnh dạn công bố thường xuyên các khoản học phí hoặc dự báo chi phí của các chương trình học tập, đó là chi phí cho sản phẩm và dịch vụ mà ta đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại và tính minh bạch (ba công khai). Có thể cần so sáng và mô tả giá trị mà khách hàng (sinh viên) chi trả để tiêu dùng sản phẩm chất lượng và lợi thế của chương trình đào tạo đem lại cho họ.

Từ thông tin này buộc chúng ta phải xây dựng một hệ thống tính giá (học phí) một cách khoa học, minh bạch, logic cập nhật thông tin thị trường đào tạo và đảm bảo phù hợp với khách hàng mục tiêu (sinh viên) 60% đến 70% từ các tỉnh vào học.

       Giải pháp: Nhà trường cần nghiên cứu tốt về chính sách chi phí, lợi

nhuận tái đầu tư cơ sở vật chất … cho từng giai đoạn (tốt nhất là chọn giai đoạn 4 - 5 năm bằng một khóa học) để lên được chi phí và các khoản khác, từ đó xây dựng mức học phí phù hợp. Điều quan trong là cần phải nắm bắt dự báo thị trường và phân tích khả năng chi trả của sinh viên, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và các chính sách của Nhà trường.

3) Promotion – Hỗ trợ chi phí (học phí)

          Trong các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thì hiểu đây là một trong chiêu thức thúc đẩy bán sản phẩm, tuy nhiên đối với dịch vụ đào tạo thì đây là hình thức khen thưởng, khuyến khích học tập, cấp học bổng, giảm học phí và thưởng cho các thành tích hoạt động phong trào hoặc thành tích hoạt động học tập của sinh viên trong khóa học.

       Giải pháp là: Công bố các số liệu chính xác về các hình thức hưởng chế

độ đãi ngộ cho người học các ưu tiên chế độ chính sách xã hội, các chế độ của Nhà trường, đưa ra các số liệu thống kê gần đây (ngay các khóa đang theo học và các thông tin hấp dẫn tin cậy về các chương trình liên quan…)

4) Place – Địa điểm, nơi chốn

Chữ P thứ tư trong Công thức Marketing 7P đó là địa điểm/nơi kênh phân phối sản phẩm hay dịch vụ.

          Như vậy trong trường đại học là hiểu là vị trí, hay địa điểm Nhà trường, trường Đại học Phương Đông đang có thế mạnh là địa điểm trong nội thành Hà Nội, là địa bàn lý tưởng cho sinh viên các tỉnh và ngay cả sinh viên thành phố theo học, với lợi thế đa ngành đào tạo và hầu hết các ngành đào tạo đều đáp ứng nhu cầu lao động ngoài xã hội. Tuy nhiên còn một khía cạnh không thể không nhắc tới đó là phải thường xuyên cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, đánh giá chương trình đào tạo và ngành nghề đào tạo hàng năm, phân tích và cập nhật các ngành nghề mà xã hội đang cần tuyển lao động để kịp thời mở mã ngành mới để đáp ứng nhu cầu người học, sẵn sàng cơ cấu hợp lý những ngành đào tạo kém hiệu quả và không có người theo học (do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan).

Place còn được hiểu là vị trí xếp hạng trong chất lượng đào tạo của Nhà trường đang ở vị trí nào trong xã hội, chiến lược bứt phá vị trí ra sao, tầm nhìn chiến lược có khả quan và sát thực tế hay không, cần điều chỉnh thế nào. Tuy nhiên mục tiêu này giành cho cấp vĩ mô Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu xây dựng chiến lược và tổ chức điều hành thực hiện.

5) People – Con người

Chữ P cuối cùng đó là People – Con người. Ta hãy phát triển thói quen suy nghĩ về những con người bên trong và bên ngoài của của đơn vị vốn chịu trách nhiệm cho từng yếu tố trong các chiến lược và hoạt động Marketing hay hoạt động đào tạo.

       Trước tiên cần phải đưa Nhà trường chuyển đổi hoạt động theo một loại

hình cụ thể, đúng luật định, từ đó mới có thể khẳng định được vị thế, xây dựng và nâng cấp thương hiệu.

       Xây dựng chiến lược con người luôn phải là kim chỉ nam cho mọi hoạt

động của Nhà trường đó là thống nhất được cấp vĩ mô, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả, xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên viên, chuyên gia trong đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, được cơ quan chủ quản ghi nhận và khách hàng (sinh viên) đánh giá cao.

       Sinh viên phải là đối tượng được quan tâm thực sự, sinh viên là trung tâm cho mọi

hoạt động đào tạo của Nhà trường. Phục vụ nhu cầu được đào tạo của người học (sinh viên) là nhiệm vụ chính thống và hàng đầu của nhà trường. Ngoài việc đào tạo thì các dịch vụ bổ sung cho đào tạo cũng cần được cải thiện và nâng cao hơn nữa như: thư viên, phòng đọc, lưu trú  - ký túc xá, hoạt động văn hóa – thể thao, giao lưu quốc tế, tham quan…Sẽ làm cho hoạt động của Nhà trường sôi động, hiệu quả hơn, làm thế nào kéo được sinh viên giành nhiều thời gian trong trường, ngoài việc học tập còn tham gia các hoạt động khác.

Thông thường 5P cơ bản sẽ vẫn là Product , Price , Place, Promotion và People. Tùy vào ngành nghề cũng như chiến lược Marketing của từng doanh nghiệp mà ta sẽ phát triển các P khác nhau, có thể là People (Con người), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị), Policy (Chính sách), Progress (Quá trình), Physical Evidence (cơ sở vật chất),PR (Quan hệ công chúng)…hoặc có khi sử dụng Philosophy (Triết lý kinh doanh). Tuỳ từng trường hợp cụ thể để có cách tiếp cận hợp lý hơn.

Phần II: Thực hiện chiến lược marketing truyền thông

1- Dựa trên cơ sở những phân tích và các nguyên tắc được lập, dưới đây là các chiến thuật có thể được lựa chọn cho các hình thức quảng bá tuyển sinh cho Nhà trường.

-         Liên kết các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên

-         Gửi thư, thông báo tuyển sinh qua đường website, thư, email

-         Tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp

-         Quảng bá trên website, quan hệ với blogger, tham gia mạng xã hội, phát triển diễn đàn

-         Quảng cáo trên Tivi, phát thanh, báo giấy, báo hình

-         Một số hoạt động khác cùng xây dựng hình ảnh qua các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao…

Riêng quảng cáo trên ti vi báo đài, tác giả không đề cập bởi Nhà trường đã nhiều năm sự dụng dịch vụ này.

2- Cụ thể:

-         Sinh viên đã và đang học tập tại Nhà trường (nhóm khách hàng mục tiêu):

Đối tượng công chúng này là khách hàng mục tiêu không thể bỏ sót của Nhà trường, đây vừa là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng “dễ tìm”, vừa là bộ mặt của chất lượng đào tạo tại Trường ta. Do đó các chiến thuật cần được sử dụng hợp lý, nhạy bén. Nếu trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng chiến lược truyền thông marketing tích hợp – tập trung nhiều chiến thuật cho cùng một đối tượng công chúng mục tiêu trong một thời điểm nhất định để tạo các hiệu ứng có lợi.

-         Gửi thư, thông báo, email:

Cần có chuyên viên, cộng tác viên chuyên viết các bài SEO quảng cáo tuyển sinh và hệ thống trên web lấy dữ liệu của thí sinh, từ đó sẽ gửi thư quảng bá chăm sóc đến thí sinh định kỳ, tư vấn oline.

-         Tư vấn tuyển sinh theo mùa vụ:

Đây là phương thức phát triển hồ sơ tuyển sinh có triển vọng, và đạt hiệu quả cao tổ chức và tham gia các ngày hội tuyển sinh, các hội chợ tư vấn ngành nghề, đi về các trường phổ thông và trực tư vấn tuyển sinh…

thức liên kết đào tạo này.

-         Cộng tác viên

Cần thiết ký kết hợp đồng các đối tác tuyển sinh. Cộng tác viên, là hình thức phát  triển hộ sơ mà tại mỗi địa điểm được xác định, Nhà trường có bố trí và giao nhiệm vụ cho một người, một tổ chức có khả năng tư vấn, cung cấp hồ sơ, gửi thông báo tuyển sinh tới các đối tượng công chúng mục tiêu mà Nhà trường muốn hướng tới là thí sinh tự dohoặc các thí sinh ngoài tỉnh, xa địa điểm của Nhà trường. Chế độ được hưởng của các cộng tác viên theo thỏa thuận và theo doanh số hồ sơ có thu về Nhà trường.

-         Truyền thông qua internet

Với xu hướng người dùng internet theo thống kê hiện nay, thì truyền tải thông tin qua internet, website Nhà trường và các trang thông tin báo mạng.. là không thể thiếu và cần thiết, ngoài ra tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, blog tuyển sinh, các hoạt động được học sinh PTTH chú ý. Tuy nhiên cần có các chuyên viên tư vấn tuyển sinh, viết bài SEO phục vụ cho tuyển sinh trên mạng iternet.

-         Gửi thư, thông báo tuyển sinh tới các trường phổ thông:

Nhà trường cần có chiến lược gửi thư, thông báo tuyển sinh tới các trường phổ thông vào đầu kỳ 2 hàng năm và gửi thư, bưu thiếp thường xuyên trong các dịp lễ, tết theo nghĩa chúc mừng.

The end



Tin cũ hơn

Trang đầu 12 Trang cuối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA NGOẠI NGỮ
Địa chỉ: 171, Phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0437849743
Quản lý website khoa Ngoại ngữ: Vũ Văn Trung, ĐT 0912573795, email: vuvantrung@gmail.com
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 50
Số người đã truy cập: 2063863